Nhiệm kỳ giáo hoàng Giáo_hoàng_Gioan_Phaolô_II

Tranh vẽ Giáo hoàng
Ông là người mà có thể được gọi là nhà cách mạng bảo thủ. Trong một số lĩnh vực, tỉ như sự sẵn sàng trong việc đối thoại với các tôn giáo khác, ông có một tư tưởng tiến bộ. Trong các lĩnh vực khác, ông ta lại tỏ ra là một giáo hoàng thủ cựu và cực kì phản động. Ông duy trì mọi luồng ý kiến trái ngược nhau trong Giáo hội và kết quả là người kế vị của ông sẽ gặp phải sự khủng hoảng trong việc điều hành.
— Giovanni Ferro, [53]

Cai quản Giáo hội Công giáo

Giáo hoàng Gioan Phao-lô II trong Quảng trường Thánh Phê-rô

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự 51 nghi lễ tuyên thánh cho 482 người và 147 nghi lễ phong chân phước cho tất cả 1338 người. Nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Việc ông có tuyên thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước tuyên thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc tuyên thánh lúc ban đầu còn thiếu sót[54]. Trong số những người được tuyên thánh có Anuarite Negapeta, một nữ tu người Phi bị một tên lính Simba ở Daia sát hại trong lúc bảo vệ sự trinh tiết của mình; Peter Toror, một nhà truyền giáo ở Papua Niughinê đã bị sát hại trong một trại tù binh chiến tranh của Nhật bản trong thế chiến thứ hai; Người được tấn phong gây nhiều tranh cãi nhất là Josemaria Escriva de Balague, người sáng lập tổ chức Thiên chúa giáo thần bí Opus Dei. Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng được cho là người đã có những mối quan hệ với tổ chức này.[55]. Đặc biệt trong số những người được tuyên thánh có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam được ông tuyên phong tại thành Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1988[56].

Năm 1984, ông đã thành lập Học viện Sahel để đặc trách việc trợ giúp phát triển cho các quốc gia vùng sa mạc Sahara. Tháng 2 năm 1992, Gioan Phaolô đã thành lập Quỹ phát triển Populorum Progressio để trợ giúp cho các nhóm thổ dân Mỹ Latinh. Ông cũng đã thành lập Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống và các khoa học xã hội, lập Ngày Quốc tế Bệnh nhân, Ngày Quốc tế Ðời tận hiếnNgày Giới trẻ Thế giới[57].

Trong suốt thời gian làm giáo hoàng, ông đã gặp 17,6 triệu khách hành hương trong 1160 lần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày Thứ tư. Khoảng 8 triệu khách hành hương trong Năm Thánh 2000. Ông đã 737 lần tiếp các nhà lãnh đạo quốc gia và 245 lần các thủ tướng quốc gia.

Ông đã được cả hai chính phủ Chilê và Áchentina nhờ can thiệp về vấn đề kênh Beagle "với mục đích hướng dẫn và giúp họ trong việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp". Đây là một vấn đề quan trọng đối với Vatican và lần thứ hai sau một thế kỷ, Giáo hoàng lại một lần nữa được yêu cầu đóng một vai trò trong các cuộc thương lượng quốc tế.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã tổ chức 9 mật nghị để phong tước cho 232 hồng y, trong đó có một vị "còn giữ kín"; đã bổ nhiệm trên 3,5 ngàn trong số gần 4,2 ngàn Giám mục trên thế giới. Ông đã gặp từng người trong các Giám mục một số lần qua nhiều năm, nhất là khi họ viếng thăm Tòa thánh 5 năm một lần[58].

Ông đã chủ sự 15 thượng hội Giám mục: 6 thường lệ (1980 về gia đình, 1983 về thống hối và hòa giải, 1987 về giáo dân, 1990 về linh mục, 1994 về tu sĩ, 2001 về Giám mục), 1 ngoại lệ (1985 Công đồng Vatican II 20 năm sau) và 8 đặc biệt (1980 cho Hà Lan, 1991 cho Châu Âu lần nhất, 1994 cho Châu Phi, 1995 cho Liban, 1997 cho Châu Mỹ, 1998 [2] cho Châu ÁChâu Đại Dương, 1999 cho châu Âu lần hai)[58].

Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ ba trong số những vị Giáo hoàng có thời gian ở ngôi lâu dài nhất, sau Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm) và Piô IX (31 năm, 7 tháng, 23 ngày).

Với vai trò Giáo hoàng, ông đã viết 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, 42 tông thư và 22 tự sắc chưa kể đến hằng trăm sứ điệp và thư tín khác nữa. Để sửa soạn cho Năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết tông thư "Tiến đến Thiên niên kỷ thứ Ba" (Tertio Millennio Adveniente) đề ngày 10 tháng 11 năm 1994.

Giáo huấn

Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay, chứ chẳng phải ngày mai.
— Giáo hoàng Gioan Phaolô II[59]

Các chuyến tông du

Bản đồ cho thấy các quốc gia mà Gioan Phaolô từng viếng thăm

Trong suốt triều đại của mình ông đã thực hiện 104 cuộc viếng thăm ngoài nước Ý, chuyến đi cuối cùng là Lộ Đức vào tháng 8 năm 2004.

Ông cũng thực hiện 143 cuộc viếng thăm trong nước Ý. Với tư cách là Giám mục Rôma, ông đã đi thăm mục vụ 301 trong tổng số 334 giáo xứ trong Giáo phận Rôma.

Với 247 chuyến viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Ý, Gioan Phaolô II đã đi 1.167.295 km (hay 700.380 dặm), trên 28 lần chu vi của Trái Đất (hay 3 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng), nhiều hơn tất cả những Giáo hoàng trước cộng lại. Những chuyến đi này là dấu hiệu của nỗ lực bắc cầu nối lại những quốc giatôn giáo trong nhiệm kỳ của ông[60].

Ngay từ đầu, những chuyến đi của Giáo hoàng đã là một bài thuyết giáo không ngừng về tiếng tăm của con người và sức mạnh của lòng trung thành. Tại Triều Tiên, ông đã nói đến sự nghiệp giải phóng con người trước những người công nhân phải lao động cực nhọc. Ông đã đích thân phát biểu trước những người theo Thiên Chúa và những người không theo Thiên Chúa. Ông đã đến thăm nhiều nơi trên thế giới, dù ở thế giới thứ nhất hay thế giới thứ ba, ông đều hướng tới những con người, những thân phận nghèo khổ.

Tại Nigiêria, ông tuyên bố rằng: "việc khai thác bất chấp đạo lý đối với người nghèo và kém hiểu biết là một tội ác chống lại Chúa"; tại Côlômbia ông cảnh cáo: "những người sống dư thừa và xa hoa vô độ thể hiện sự mù quáng về tinh thần". Người nghèo sẽ phán xử các quốc gia đã lấy mất của cải của họ, khẳng định sự độc quyền đế quốc chủ nghĩa đối với hàng hóa của họ và quyền tối cao về mặt chính trị bằng sự trả giá của người khác". Tại Bồ Đào Nha, ông chỉ rõ: "Công lý đòi hỏi những người nông dân có thể canh tác trên mảnh đất của chính họ". Tại Tây Ban Nha, ông yêu cầu nhà nước phải bảo vệ những người lao động: "Chúng ta không thể bỏ mặc người lao động và số phận của họ được". Ông cũng bảo vệ việc thành lập những tổ chức công đoàn ở Brasil và tại Nam Phi, ông kết tội chủ nghĩa Apácthai[61].

Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Bill Clinton năm 1993

Gioan Phaolô II đã biến những chuyến chuyến tông du trở thành một cuộc hành trình truyền giáo mang tính chất sứ đồ. Ông sẵn sàng đón nhận mọi phong tục và nghi thức văn hóa ở những vùng miền khác nhau. Ông không chỉ nói bằng hàng chục thứ tiếng mà còn đội bất cứ một trong số các mũ lạ thường nào mà nhân dân địa phương tặng: Mũ nồi dành cho sinh viên, mũ phớt rộng vành của những người Mêhicô, mũ làm bằng lông của những người da đỏ, mũ đen. Tại châu Phi, ông mặc bộ quần áo bằng da dê và đứng trong lúc nắm chặt cái giáo của vị trưởng bộ lạc. Tại miền tây nước Mỹ, ông xuất hiện từ một túp lều vải trong bộ quần áo lễ có tua; tại Phoenix một nhóm thổ dân Mỹ đặt ông lên bục diễn thuyết tròn rồi đi vòng quanh ông[62]...

Bất cứ ở nơi nào ông đến, ông đều tới viếng thăm những nơi tôn kính đức Maria. Nơi Đức Mẹ hiện hình ở Brasil, Ngôi nhà Đức Mẹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha...ông hiến dâng tất cả các lục địa cho trái tim Đức Mẹ "xin Người hãy thấu hiểu tất cả nỗi khổ đau và niềm hy vọng của tất cả chúng con"[63].

Tuy nhiên chuyến thăm Đức vào năm 1996 đã trở thành thảm họa. Ngày 24 tháng 6 năm 1996, khi xe của Giáo hoàng đi về phía cổng Bradenburg tại Berlin, hàng trăm người vô chính phủ và những người hoạt động xã hội ủng hộ người đồng tính thuộc một "Liên minh chống Giáo hoàng" đã xông về phía Gioan Phaolô II, gào to lên "Hãy xuống địa ngục đi!", "Thiêu sống Giáo hoàng!" "Bao cao su thay thế cho Tòa thánh!" ("Kondome statt Dome!") và ném sơn, cà chua, trứng thối vào chiếc xe của Giáo hoàng. Hai bịch sơn đã văng trúng chiếc xe chở Gioan Phaolô II.[64][65][66][67][68][69] Danh sách các bài báo nói về vụ Giáo hoàng bị biểu tình ở Berlin năm 1996

Giới trẻ

Giáo hoàng Gioan Phaolô II tại Đại hội giới trẻ ở Rôma năm 2000

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới giới trẻ như là một sự tiếp nối những công việc ông đã làm kể từ khi còn là linh mục và Giám mục. Ngoài những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các học sinh, sinh viên nam nữ trong giáo xứ, nơi học đường, trong các cuộc bơi thuyền, leo núi, chơi thể thao, cắm trại với mục tiêu tìm hiểu hầu đáp ứng những khao khát kiếm tìm của giới trẻ về mọi vấn đề liên quan tới đời sống – kể cả vấn đề yêu đương, tính dục-,ông còn đưa ý niệm này vào lãnh vực văn chương, kịch nghệ qua những tác phẩm do ông thực hiện lúc bấy giờ.[70]

Trong tác phẩm "Crossing The Threshold Of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa hy Vọng), của mình, Gioan Phaolô II đã viết:

Giống như người thanh niên trong Phúc Âm, để trả lời cho những vấn nạn nền tảng, điều người trẻ tìm kiếm không chỉ là ý nghĩa đời sống, mà còn là phương thế cụ thể và hiệu nghiệm để sống đời sống ấy. (...). Người trẻ muốn là chính họ......Họ phải yêu mến chính tuổi trẻ của họ. Và điều này, mỗi một người linh mục cần phải biết và hiểu rõ.(…).


Năm 1985, ông công bố lập ngày giới trẻ thế giới (JMJ) 2 năm 1 lần. Đầu tiên là Rôma (1985), Buenos Aires (Argentine 1987), Santiago de Compostella (Tây Ban Nha 1989)…và nhiều nơi sau đó trên thế giới, để những người trẻ có thể gặp gỡ nhau, cùng ông tôn vinh Thiên Chúa, cùng nói lên niềm hi vọng của nhân loại, rồi sẽ trở về nhà như "những chứng nhân không chút sợ hãi của Tin Mừng ".[71]

Ông đã truyền cho họ sự dũng cảm, lòng nhiệt thành khi phải đối đầu với nền văn hóa sự chết như chiến tranh, bạo lực, nạn phá thai,… để duy trì sự sống cho con người.

Hỡi những người trẻ.

Chúa Kitô cần tới các con để thắp sáng địa cầu, để chỉ cho nhân loại ‘nẻo đường đi tìm sự sống (Ps. 16:11. Thách thức mới là các con cần phải thể hiện sự có mặt của Giáo hội Chúa bằng chính cuộc đời và lối sống cụ thể của các con. Các con hãy sắp sẵn trí khôn, tài năng, lòng nhiệt thành và tình thương của các con để đối diện với đời sống và phục vụ đời sống.

Các con đừng sợ xuống đường để đi tới những nơi công cộng như các thánh Tông Đồ xưa. Giờ không còn là thời điểm để các con xấu hổ vì Phúc Âm (cf. Rom. 1:16) Giờ là thời điểm để các con rao giảng từ trên mái nhà (cf. Mt. 10:27). Các con đừng sợ phá vỡ nếp sống tiện nghi và thói quen để chấp nhận thách đố: làm thế nào để khuôn mặt Chúa Giêsu được thế gian biết đến?….

— Diễn từ tại Denver, Colorado, nơi tổ chức Đại hội Giới Trẻ Thế giới năm 1993

Quan hệ với các tôn giáo và giáo phái

Ông cũng góp sức cho sự thông hiểu giữa các tôn giáo, gặp gỡ và tổ chức những buổi hội thảo và cầu nguyện với nhiều cấp lãnh đạo các tôn giáo khác. Năm 2002, trong bối cảnh Hoa Kỳ chuẩn bị tấn công Iraq, ông đã mời gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới gặp nhau tại Assisi (Quê hương của thánh Phanxicô) để cầu nguyện cho hòa bình. Tham dự có tổng Giám mục Piritim - đại diện Giáo hội Chính Thống giáo Nga, Thượng phụ Giáo chủ Bartholomew I của Giáo hội Chính Thống giáo Constantinopole, Giám mục Vasilios - Chính Thống giáo Cypriot, đạo Sikh (Ấn Độ), Thần đạo (Nhật Bản), giáo phái Hồn vật (Phi châu) và nhiều đại diện tôn giáo khác[72].

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi thế giới và các tôn giáo khác về những lỗi lầm của Giáo hội Công giáo Rôma trong quá khứ, tổng cộng 94 lần.

Anh giáo

Năm 1995, với thông điệp về Hiệp Nhất (Ut Sint Unum), Giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại và suy tư về "thừa tác vụ hiệp nhất của vị Giám mục Roma", trong các giáo hội Kitô khác nhau trên thế giới.

Năm 1981, Một "Phúc Trình chung" đã được công bố, đúc kết lập trường của hai giáo hội Anh giáo và Công giáo về quyền bính. Năm 1982, Gioan Phaolô II qua Canterbury (Anh quốc) thăm vị giáo chủ Anh giáo[73].

Ngày 12 tháng 5 năm 1999, Ủy ban Quốc tế hỗn hợp Anh giáo và Công giáo đã công bố chung một văn kiện nói về "Quyền bính của đức Giáo hoàng" trong giáo hội. Văn Kiện định nghĩa "quyền đứng đầu" của vị Giám mục Roma như là "quyền để phân định sự thật" và quyền nầy cần được thi hành một cách "tập đoàn" trong khung cảnh của "hội đồng tính" của các Giám mục. Việc công bố Văn Kiện Chung Anh Giáo và Công giáo nói về quyền bính, là một bước tiến thêm nữa trên con đường đại kết.[74]

Tháng 7 năm 2002, Nhân việc bổ nhiệm tân Tổng Giám mục Canterbury - Rowan Williamatican, Gioan Phaolô II đã chúc mừng tân Tổng Giám mục Canterbury và nói thêm như sau: "Tôi đã có dịp biết và làm việc gần gũi với các vị tiền nhiệm của ngài, Ðức tổng Giám mục Runcie và Ðức tổng Giám mục Carey, trong công tác chung là thăng tiến sự thông cảm giữa cộng đoàn Anh Giáo và giáo hội Công giáo. Tôi tin rằng với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể đạt được tiến bộ trên con đường tiến tới hiệp nhất"[75].

Tin lành

Vào năm 1983, Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng giảng trong một nhà thờ Tin lành.[76]. Ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa tiếng reo vui của dân chúng và sự cảm động của giới hữu trách, Tuyên ngôn chung liên quan tới giáo lý về Công Chính Hóa đã được hai Giáo hội Công giáo và Tin Lành Luther ký kết tại thành phố Augsburg [77].

Do Thái giáo

Ngay từ khi mới đăng quang, ngày 12 tháng 3 năm 1979 ở Mayence, Gioan-Phaolô II đã tuyên bố:" hai cộng đoàn tôn giáo (Công giáo - Do Thái giáo) chúng ta được liên kết ở ngay mức độ lý lịch của chính chúng ".

Ngày 13. 04. 1986, ông trở thành vị giáo hoàng đầu tiên bước vào đại hội đường Do Thái tại Roma, ông tuyên bố:

Đạo Do Thái không ‘ngoại lai’ với chúng tôi, nhưng trong một ý nghĩa nào đó nó ‘nằm bên trong đạo chúng tôi. Đối với đạo Do Thái, do vậy, chúng tôi có những tương quan mà chúng tôi không có với bất cứ tôn giáo nào khác. Các bạn là những người anh em rất yêu chuộng của chúng tôi và, trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể nói là những anh cả của chúng tôi.

— Giáo hoàng Gioan Phao-lô II[78]

Ông cũng thừa nhận những tổn thương mà những người Do Thái phải cam chịu hàng trăm năm khi sống ở các nước Thiên Chúa "các hành động phân biệt đối xử, những hạn chế bất cong về tự do tín ngưỡng cũng như sự ngặt nghèo về tự do... Vâng, một lần nữa đã làm cho tôi cảm thấy hối tiếc và ngay cả những từ ngữ trong cuốn Nostra Aetete, sự bất công, sự ngược đãi và tất cả những biểu hiện chống lại phong trào Xemit, trực tiếp chống lại người Do Thái bất kỳ lúc nào và bởi bất cứ ai[79]".

Năm 2000, trong dịp viếng thăm Giêrusalem, ông đã để lại lời cầu nguyện vắn tắt trong Bức Tường Than khóc - nơi các người Do thái vẫn đến cầu nguyện với nội dung như sau[80][81]:

Lạy Thiên Chúa của các Cha Ông chúng con, Chúa đã chọn Abraham và Dòng dõi của ngài, để thánh danh Chúa được rao giảng cho các dân tộc. Chúng con đau buồn sâu xa về thái độ của biết bao người trong dòng lịch sử đã làm cho con cái Chúa đau khổ, và trong lúc xin Chúa tha thứ về thái độ này, chúng con muốn cam đoan sống trong tình huynh đệ đích thực với Dân của Lời Giao Ước. Vì Chúa Kitô Chúa chúng con.

— Giêrusalem 26 tháng 3 năm 2000, Gioan Phaolô II.

Chính Thống giáo Đông phương

Ngày 30 tháng 11 năm 2000, Nhân ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ tử đạo 30.112000, trong một lá thư viết cho Thượng Phụ Giáo chủ thành Constantinopolis ở Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tiếp tục cuộc đối thoại Liên Tôn, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Rôma cho Chính Thống giáo Đông phương[82].

Trong thư, Giáo hoàng nói về nguồn cội chung của Công giáo và Chính Thống giáo nên ông nói đó là lẽ khẩn thiết bắt buộc Công giáo và Chính Thống giáo "tái thành lập lại sự hợp nhất toàn vẹn trong đức tin và trong đời sống sớm hết sức có thể, bởi vì sự chia rẽ giữa các Kitô giáo đi ngược lại tinh thần của Phúc Âm và việc chứng nhân giữa thế giới (....)vì một trái tim tinh tuyền và trong sáng, và vì vâng lệnh ý muốn của cùng một Thiên Chúa, chúng ta phải tiếp tục cuộc tìm kiếm sự hiệp thông toàn vẹn trong chân thành, huynh đệ và yêu thương".

Ông cũng đã cử một phái đoàn sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bởi hồng y Edward Idris Cassidy, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng cổ võ Hợp Nhất Kitô hữu tham dự thánh lễ kính thánh Anrê - quan thầy của giáo hội phương Đông. Việc thăm viếng nhau nhân ngày lễ này đã trở thành truyền thống và được thực hiện liên tiếp từ năm sáu năm nay. Ngược lại mỗi năm vào ngày 29.6 nhân lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ, quan thầy của Giáo hội Công giáo Roma thì Thượng Phụ giáo chủ Bartholomew I, cũng gửi phái đoàn sang Roma kính thăm Giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 8 năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thông báo việc ông trao trả Bức ảnh Ðức Mẹ Kazan cho Giáo chủ Alexis II của Giáo hội Chính Thống giáo Matxcơva, và qua Alexis cho toàn thể dân tộc Nga. Bức Ảnh Ðức Mẹ Kazan, đã được họa trên gỗ vào thế kỷ thứ 13. Bức Ảnh Ðức Mẹ Kazan đã được lưu giữ tại Fatima, sau đó được đưa về Vatican vào năm 1991 và được giữ nơi nhà nguyện riêng của giáo hoàng[83].

Trong sứ điệp gửi cho Giáo chủ Alexis II nhân dịp này, ông viết:

Vị Giám mục Roma đã cầu nguyện trước Bức Ảnh Thánh nầy vừa khẩn cầu sao cho mau đến ngày mà tất cả chúng ta sẽ hiệp nhất với nhau, và là ngày mà chúng ta có thể công bố cho thế giới, trong cùng một tiếng nói và trong sự hiệp thông hữu hình, (công bố cho thế giới) biết ơn cứu rỗi của Chúa Duy Nhất của chúng ta và sự chiến thắng của Chúa trên tất cả mọi quyền lực xấu xa và vô đạo đang gây hại cho đức tin cũngnhư gây hại cho chứng tá hiệp nhất của chúng ta.[84]


Phật giáo

Trong thời gian đương nhiệm, giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp gỡ người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng là Đại Lai Lạt Ma nhiều lần[85]. Đại Lai Lạt Ma đã đánh giá về Giáo hoàng Gioan Phaolô II:

Quả thật Ngài có một ý chí và một quyết tâm giúp đỡ nhân loại về mặt tâm linh. Đó là điều tuyệt với, là điều thiện hảo.

— Đại Lai Lạt Ma[86]

Vào tháng 5 năm 1984 tại Băng Cốc, Giáo hoàng đã tới gặp giáo trưởng tối cao của Phật giáo Thái Lan tại tu viện của ông. Gioan Phaolô II bỏ giày ra và bước nhẹ nhàng đến bục nơi Vasana Jara, 86 tuổi đang an tọa trong tư thế thiền.

Tuy nhiên, một số phát biểu về Phật giáo của Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích. Ví dụ, trong tác phẩm Bước qua ngưỡng cửa hi vọng, Giáo hoàng đã chỉ trích đạo Phật là "thờ ơ với cuộc sống", "tiêu cực", "vô thần". Nhận định này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng Phật giáo. Tanaka Ken, giáo sư tại Học viện Phật học đã cho rằng Giáo hoàng "chưa chịu làm bài tập", còn Lạt Ma Ole Nydahl thì nhận xét Giáo hoàng "sẽ không thể tận hưởng cuộc sống ở kiếp sau". Linh mục Thomas Hand, một chức sắc Công giáo nghiên cứu thiền tại Medical Retreat Center cho rằng ý kiến của Gioan Phaolô II về sự "vô thần" và "tiêu cực" trong đạo Phật là hoàn toàn sai lầm và Giáo hoàng không thể nhận xét bừa bãi về một tôn giáo thâm thúy như đạo Phật mà không hiểu gì về nó. Một số nhân sĩ Phật giáo bình luận rằng, nguyên nhân của phát biểu trên bắt nguồn từ những lo ngại của Gioan Phaolô II về các nỗ lực truyền bá ảnh hưởng của đạo Phật ra ngoài châu Á.[87] Trong một buổi họp mặt, các nhà sư tại Tích Lan đã quyết định yêu cầu Giáo hoàng phải xin lỗi[88]. Trước các phản ứng này, Gioan Phaolô II đã thanh minh rằng ông luôn bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đến các tín đồ Phật giáo và không có ý xúc phạm Phật giáo.

Hồi giáo

Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết rằng qua Hồng y Pignedoli, cộng tác viên thân cận của cố Giáo hoàng Phaolô VI và đức ông Rossano, người sáng lập Phong Trào Giải Phóng và Hoà Giải, ông đã thực sự đi vào con đường đối thoại với hồi giáo. Ngay từ những năm 1979, 1980 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những cuộc đối thoại với giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini.

Vào năm 1985 ông đã phát động cái gọi là "cuộc tấn công đối thoại" nhằm vào các tín đồ Hồi Giáo. Ông đánh giá cao một vài mặt của đạo Hồi: Thuyết độc thần, quy phục một vị Chúa nhân từ và những quy định về việc ăn chay và sám hối. Nhưng ông cũng tỏ ra hoài nghi về Hồi Giáo đang co mình trong nỗi sợ hãi. Vào năm 1982, trong một chuyến thăm tới Nigieria ông đã dự định dừng chân ở thị trấn Kaduna, khu vực đạo Hồi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại[89].

Kể từ sau năm 1989, Gioan Phaolô đã thấy trước rằng thách đố của thế giới sẽ là cuộc đối đầu với Hồi Giáo. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với những người Hồi giáo, Giáo hoàng luôn muốn đối thoại. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, ông xác tín rằng Hồi giáo sẽ là vấn đề lớn của thế giới.[90]

Gioan Phaolô II kêu gọi mọi người, Kitô hữu cũng như Hồi giáo, hãy vượt qua thái độ đối đầu. Với các bạn trẻ được quốc vương Hassan II của Maroc tập trung tại Casablanca hồi năm 1985, ông đã nói như sau:

Chúng ta đã từng đứng ở hai vị thế đối nghịch nhau. Chúng ta đã từng tiêu hao bao nhiêu năng lực cho những cuộc bút chiến và chiến tranh. Cha tin rằng hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy thay đổi những thói quen cũ của chúng ta. Chúng ta phải tôn trọng nhau. Chúng ta phải khuyến khích nhau làm điều thiện.

— Giáo hoàng Gioan Phaolô II[90].

Gioan Phaolô II đã không ngừng bày tỏ thiện cảm với các Dân tộc Hồi giáo tại Bosnia Herzegovina và kêu gọi thế giới can thiệp nhân đạo để chấm dứt cuộc diệt chủng nhắm vào họ. Ông cũng đã lên án cuộc chiến chống Iraq do Liên Minh Anh Mỹ chủ trương. Sau cuộc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, giáo hoàng còn cố gắng kéo thế giới ra khỏi một cuộc đối đầu về văn minh và tôn giáo. Ngày 14 tháng 12 tháng 2001, vào chính ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan của người Hồi giáo, ông kêu gọi tất cả các tín hữu kitô trên toàn thế giới hãy ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình.[90]

Vai trò trong sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Ba Lan

Ảnh hưởng của Giáo hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn "His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time" (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Lịch sử bị che đậy trong Thời Đại Chúng Ta) của Carl Bernstein và Marco Politi...

Giáo hoàng đã đến thăm Ba Lan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi. Trong bối cảnh đó, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận để Giáo hoàng có thể đến thăm Ba Lan với mục đích thuần túy tôn giáo.

Ngày 16 tháng 6 năm 1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ông đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan: "Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Giê-xu: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm."... Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành... Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: "Công Đoàn Đoàn kết! Công Đoàn Đoàn kết! Walesa! Dân Chủ!." [91]

Mục tiêu của những âm mưu ám sát

Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ông đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ[92].

Ông lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng chạy thoát.

Viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ông dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ông sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Về phần mình, ông lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Ðức Mẹ Maria[93].

Sau khi hồi phục, ông đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, ông đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Ông đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.

Cho đến nay, mưu đồ sát hại Giáo hoàng vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ XX. Một số người (trong đó có William Casey - người lãnh đạo của CIA) đã tin rằng: những người Xô Viết đứng sau âm mưu sát hại giáo hoàng. Họ đã chỉ ra cái gọi là những vấn đề có liên quan đến những người Bungari, một tổ chức hay nhúng vào chuyện của người khác nhưng một chứng cứ trái ngược rằng Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB. Về phần mình, quan điểm của giáo hoàng là: "tôi luôn luôn tin rằng ngay từ đầu, những người Bungari hoàn toàn vô tội, họ không việc gì phải làm điều đó". Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được một tài liệu rõ ràng liên quan đến âm mưu sát hạt giáo hoàng ở Nga hoặc ở Bungari kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ.[94]

Quan điểm về xã hội và chính trị

Trong những năm làm giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã vận động công khai chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản kiềm chế nhân quyền và việc đàn áp chính trị. Ông cũng cương quyết chống việc phá thai, giữ vững lập trường về sự độc thân của chức linh mục, không phong chức linh mục cho phụ nữ và đặc biệt đã triệu tập các hồng y và Giám mục Hoa Kỳ về Vatican để đối phó với việc lạm dụng tình dục do một số các linh mục gây nên.

Thần học giải phóng

Đối với phong trào Thần học giải phóng nổi lên ở các quốc gia Mỹ La Tinh, Gioan Phaolô II đã ủng hộ hành động nhân đạo của các vị Hồng y. Ông cũng đề cao tấm gương của tổng Giám mục Santiago, Hồng y Raul Silve Henriquez, một đối thủ của nhà cầm quyền độc tài Pinochet ở Chilê. Mặc dù vậy, ông không ủng hộ những phương thức tiến hành của thần học giải phóng.

Trước việc những người công giáo ở Mỹ La Tinh chọn chủ nghĩa xã hội, quan điểm của ông là: "chúng ta phải bắt đầu xem xét chủ nghĩa xã hội là gì và ở đó có những dị biệt gì đã. Ví dụ, một chủ nghĩa xã hội vô thần, không thể nào phù hợp với các nguyên tác Thiên chúa giáo, với quan điểm Thiên chúa giáo về thế giới, về các quyền của con người, với đạo lý, sẽ là một giải pháp không chấp nhận được".

Về thần học giải phóng, quan điểm của ông khá gay gắt: "Đó không phải là thần học thật sự. Nó bóp méo cảm giác thật về kinh Phúc âm. Nó dẫn dắt những người đã dâng mình cho Chúa khỏi vai trò thật sự mà Giáo hội đã giao phó cho họ. Khi họ bắt đầu sử dụng các biện pháp chính trị, họ không còn là các nhà thần học nữa. Nếu đó là một chương trình xã hội, thì đó là một vấn đề của xã hội học. Nếu nó đề cập đến việc cứu vớt con người, thì nó là thần học của muôn đời, đã có từ hai nghìn năm náy"[95].

Chống chiến tranh, kêu gọi hòa bình

Tại Agrigento, Italia, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thách thức các băng đảng mafia ở Sicily bằng những lời lẽ sau [58].:

"Thiên Chúa phán: Ngươi chớ giết người! Không một ai, không một tập thể nào, kể cả Mafia có thể thay đổi hay chà đạp lên luật lệ tối linh của Thượng đế. Những người dân Sicilian là những con người yêu sự sống, hy sinh cho sự sống. Họ không thể sống thường xuyên trong một nền văn hóa trái nghịch, một nền văn hóa chết chóc. Họ mong đợi một nền văn hóa sự sống Nhân danh Đấng Cứu Thế, bị đóng đinh trên Thập Giá và đã trỗi dậy từ cõi chết, và nhân danh Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sông, tôi yêu cầu những người có trách nhiệm hãy thay đối thái độ. Một ngày nào đó các bạn sẽ ra trước tòa phán xét công thẳng của Thiên Chúa!"

Trước những cuộc xung đột đẫm máu của hai cộng đồng Công giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan, vào năm 1979, Gioan Phaolô II đã gửi đến những con chiên của ông nơi đây với nội dung như sau[58].

"Với tất cả sự xác tín và niềm tin đặt để nơi Chúa Kitô và với vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo, Cha khẳng quyết: bạo lực là một tội ác. Vì lẽ ấy, chúng ta không thể chấp nhận chủ trương dùng sắt màu, dùng bạo lực như một phương thế để giải quyết vấn đề… Bạo lực là một sự dối trá, nó chống lại chân lý và niềm tin -chân lý và niềm tin của nhân loại…Giờ đây, Cha muốn nói với những thanh niên, phụ nữ đã nhúng tay vào bạo lực. Cha kêu gọi các con với ngôn ngữ nài xin. Cha quỳ gối van xin các con hãy rời bỏ con đường bạo lực để trở về con đường hòa bình và lẽ phải".

Trong cuộc viếng thăm thành phố Coventry, Anh ngày 28-6-1982 khi nước này đang xảy ra chiến tranh với nước láng giềng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những lời lẽ quyết liệt lên án sự tàn khốc của chiến tranh, dù dưới bất cứ hình thức nào[58]:

"Ngày nay, với mức độ kinh hoàng của chiến tranh hiện đại –bất kể là với vũ khí hạt nhân hay vũ khí quy ước- khiến chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận để coi như cách thế giải quyết những dị đồng quan điểm giữa các quốc gia. Chiến tranh, bạo lực là những thảm cảnh thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử. Nó không còn có chỗ cho con người hôm nay và ngày mai".

Gioan Phaolô II đã tích cực can thiệp nhằm ngăn chặn hai cuộc chiến tranh tại Vùng Vịnh. Hơn một lần ông cho rằng người ta không thề nhân danh bất cứ điều gì để gây thương vong, chết chóc cho con người. Trong khoảng thời gian từ 26-8-1990 đến tháng 3-1991, qua những văn thư, diễn tư, trên dưới 50 lần, Gioan Phaolô II đã nói tới hậu quả tai hại của cuộc chiến Vùng Vịnh. Trong diễn từ vào đúng ngày Giáng Sinh 25-12-1990, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói:

"Ánh sáng của Đấng Cứu Thế soi chiếu trên những quốc gia đau khổ trong vùng Trung Đông. Riêng tại Vùng Vịnh, chúng ta hồi hộp và âu lo sao cho mọi xung khắc sớm được tiêu tan. Xin những nhà lãnh đạo trên thế giới hiểu rằng mọi cuộc phiêu lưu chiến tranh sẽ không có gì có thể đền bù được".

Cho đến khi cuộc chiến Vùng Vịnh tái bùng nổ vào đầu thế kỷ 21 thì Gioan Phaolô II cũng lên tiếng phản đối. Đối với những xung đột giữa Do thái và Palestine, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã vận dụng nhiều cách để mưu tìm hòa bình tại vùng đất này. Những cuộc thăm viếng, những buổi tiếp xúc cá nhân giữa vị Giáo chủ và các lãnh tụ của cả hai phía Do thái và Palestine đã diễn ra rất nhiều lần, tại Vatican, trong những cuộc gặp gỡ nhân những cuộc du hành mục vụ hải ngoại[58].

Nạo phá thai

Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nỗ lực nhằm ngăn chặn những áp đặt của chính quyền Clinton về các biện pháp phá thai trên nghị trình hội nghị về dân số ở thủ đô Ai Cập. Ông không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để lên tiếng về vấn đề bảo vệ quyền sống của thai nhi. Một mặt ông chỉ trích những âm mưu của các cường quốc giàu có nhằm áp đặt những biện pháp vô nhân đạo trên các quốc gia nghèo, kém phát triển qua chiêu bài kiểm soát dân số với những hứa hẹn viện trợ. Mặt khác, ông không ngớt lưu ý quần chúng, cách riêng các bậc phụ huynh, quan tâm tới những giá trị đạo đức trong mối liên hệ từ trong gia đình, giữa người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, cho tới ngoài xã hội.

Ngay từ khi vừa được chọn làm người kế vị thánh Phêrô, Gioan Phaolô II đã nhiệt thành cổ võ cho điều mà trong những bài giảng thuyết cũng như những tông thư, thông điệp mà ông mệnh danh là nền ‘Văn Minh Sự Sống’. Gioan Phaolô II không ngớt đề cao giá trị sự sống của con người, từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc chết. Bằng những lời lẽ cứng rắn, ông lên án những hành vi phá thai, trợ tử cũng như phong trào đồng tính luyến ái. Theo ông, những hài nhi mang sẵn một giá trị nhân bản tiên thiên, tự hữu mà không một ai, kể cả cha mẹ chúng, có thể tước đoạt hoặc coi như sở hữu của mình, rồi muốn làm gì thì làm trên sinh mạng của chúng, điều chỉ một mình Thượng đế (Thiên Chúa) mới có quyền quyết định..[96]

"Hôn nhân là sự kết hợp vững chắc giữa hai người nam nữ, những người đã cam kết đón nhận quà tặng chung để mở đường cho những mầm sống mới được sinh ta". Theo Ngài, đó không phải là một khái niệm phe phái mà là "giá trị khởi thủy của nguyên lý tạo dựng".

— Giờ kinh truyền tin tại Quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 19-6-1994

Chủ Nhật đầu tháng 8-1994, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới những khía cạnh của tệ nạn phá thai ngày càng gia tăng trong xã hội loài người. Giáo hoàng tuyên bố: nền móng công lý công cộng đã bị xói mòn bởi vì nhà nước không nhìn nhận sự sống của những đứa trẻ khi chúng còn trong lòng mẹ để bảo vệ chúng [96].

Gioan Phaolô II cũng lên án việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong cuốn sách của ông mang tên Tình yêu và Trách nhiệm, ông đã nêu lên rằng: việc sử dụng các biện pháp tranh thai làm giảm giá trị của hành vi vợ chồng và của người phụ nữ (bằng việc coi rằng người đàn bá chỉ đơn thuần là đối tượng cho khoái lạc của người đàn ông)[97].

Lập trường này đã gặp phải những luận điệu chỉ trích lập trường của Giáo hội về vấn đề chống phá thai và ngừa thai bằng mọi giá. Những chỉ trích này trong nhiều trường hợp còn đụng chạm tới chủ trương đề cao và quyết tâm bảo vệ hệ thống gia đình của Giáo hội.

Công nhân và người lao động

Lên tiếng trước đám đông những công nhân người Da Đỏ ngày 21-02-1979 sau cuộc viếng thăm Mêxicô lần thứ nhất, ông công khai nói với họ một cách bộc trực rằng: "Chúng ta cần gọi đích danh những hành vi phản công lý". Khi tiếp xúc với giới lao động, ông đến với họ như một người bạn cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ với họ bằng những kinh nghiệm được làm nên bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Có lần ông đã tâm sự với một số công nhân ở Rôma rằng: "Tôi đã làm việc tay chân trong suốt bốn năm trời. Đối với tôi, bốn năm ấy có giá trị hơn hai mảnh bằng tiến sĩ"[98].

Trong cuộc gặp gỡ ngày 19-3-1982 tại Livorno, Ý, Giáo hoàng nói với các công nhân là nền dân chủ của giới thợ thuyền trên thế giới lâu đời hơn nền dân chủ của Giáo hội ít nữa là ở cấp độ giáo xứ. Từ nhận định ấy, ông cho rằng ông phải cảm ơn họ vì chính giới cần lao đã đóng góp, đã cống hiến cho Giáo hội những suy tư quý giá giúp cho đời sống Giáo hội ngày một thêm phong phú. Khi các công nhân mạnh dạn lên tiếng phê phán là trong quá khứ Giáo hội Công giáo thường đứng về phía những người giàu có thế lực, ông nói: "Tôi xin cảm ơn về những lời bình phẩm của anh em, cho dù sự thật hàm súc trong những lời này làm đau lòng"[98].

Tại Prato, Ý, ngày 19-3-1986, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng khuyến cáo các nghiệp đoàn công nhân làm áp lực với giới chủ nhân, kể cả giới cầm quyền, để đạt mục tiêu. Tám năm sau, nhân lễ thánh Giuse ngày 19-3-1994 tại Rôma, giáo hoàng công khai thúc đẩy giới lãnh đạo nghiệp đoàn phải hành động. Ông nói: "Nếu con người im lặng, chính Thiên Chúa sẽ cất tiếng!"

Trong sứ điệp Mùa Chay đề ngày 20-02-1985 gửi các tín hữu trên toàn thế giới, Giáo hoàng viết:

Khi hàng triệu, hàng triệu con người không có đủ lương thực hàng ngày, khi hàng triệu, hàng triệu trẻ em phải gánh chịu những chứng bệnh hiểm nghèo suốt đời chúng, và trong khi hằng triệu, hàng triệu em khác bị uổng tử thì tôi không thể im lặng. Chúng ta không thể im lặng mà không làm gì trước những thảm kịch như thế trong xã hội ngày nay.

Trong hơn 26 năm ở ngôi Giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã công bố ba Thông Điệp quan trọng mà nội dung bàn sâu vào những vấn đề xã hội. Đó là Thông Điệp "Người Lao động", (Laborem Exercens - 1981), "Mối bận Tâm Xã Hội" (Sollicitudo Rei Socialis - 1987), và "Một Trăm năm Thông Điệp Tân Sự" (Centesimus Annus - 1991). Những Thông Điệp này phê bình những bất toàn của chế độ Tư bản cũng như chủ nghĩa Cộng sản đồng thời tỏ bày tình liên đới của Giáo hội đối với giới thợ thuyền[98].

Phụ nữ

Gioan Phaolô II đã đề cao vai trò và thiên chức của người phụ nữ. Trong thư gửi phụ nữ toàn thế giời ngày 29 tháng 6 năm 1995 nhân dịp Năm Quốc tế Người Nữ, ông viết: Giáo hội có nhiều lý do để ước muốn rằng, trong kỳ Hội nghị sắp tới do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, người ta đưa ra ánh sáng chân lý trọn vẹn về người nữ. Ước gì người ta tán dương thật sự "thiên tài người nữ", lưu ý không những tới các người nữ quan trọng và danh tiếng, đã sống thời quá khứ hay còn đồng thời với chúng ta, nhưng cũng lưu tâm tới các người nữ bình thường, những người phát triển tài năng phụ nữ của mình để phục vụ những kẻ khác trong cái tầm thường hằng ngày[99].

Mặc dù vậy, ông vẫn giữ lập trường dứt khoát với việc thụ phong chức linh mục cho phụ nữ: Ngày 15 tháng 8 năm 1988 trong Tông thư Mulieris Dignitatem, Gioan Phaolô II đã viết:" Khi kêu gọi chỉ những người nam để trở nên các Tông Đồ, Đức Kitô đã hành động cách hoàn toàn tự do và độc lập. Ngài đã làm điều đó cũng với sự tự do như khi Ngài đề cao phẩm giá ơn gọi phụ nữ trong tất cả; cách cư xử của Ngài không theo những xu thế tập tục hay những truyền thống mà luật pháp thời ấy chuẩn nhận" (Mulieris Dignitatem,26). Sau hết, ông tuyên bố:

Vì thế, để không còn hồ nghi nào về một vấn đề quan trọng liên quan tới cơ cấu Giáo hội do Chúa thiết lập, tôi nhân danh sứ mạng củng cố các anh em tôi (cf Lc 22,32) mà tuyên bố rằng Giáo hội không hề có quyền truyền chức tư tế cho phụ nữ và lập trường này phải được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ.

— Giáo hoàng Gioan Phao-lô II[100]"(Ordinatio Sacerdotalis, 4.)[101]

Quan điểm này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều phụ nữ. Năm 1979, tại Mỹ, xơ Theresa Kane, Chủ tịch hội nghị các nhà lãnh đạo về tín ngưỡng phụ nữ và dõng dạc tuyên bố trước giáo hoàng: "Thưa giáo hoàng, Giáo hội phải đáp ứng những chịu đựng của phụ nữ bằng cách xem xét khả năng của họ trong cả các chức vụ thiêng liêng". Khi đến Thụy Sĩ lại có một phụ nữ chỉ trích ông về điều này, đó là Margrit Stucky Scheller. Cô đã nói: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì việc làm của chúng tôi ít có ảnh hưởng tới Đức tin và Giáo hội. Những người phụ nữ chúng tôi có ấn tượng là chúng tôi đã bị xem như công dân loại 2"[102].

Thái độ đối với khoa học và nguồn gốc vũ trụ

Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng có những bước đi thể hiện thái độ thừa nhận của bản thân và của Giáo hội trước vai trò và sự đúng đắn của Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tiến hóa và nguồn gốc vũ trụ theo khoa học hiện đại.

Theo Stephen Hawking, vào năm 1981, trong một cuộc tiếp kiến với các nhà khoa học được mời để làm cố vấn khoa học cho Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng các nhà khoa học có thể tùy nghi nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau khi sự kiện Big Bang xảy ra, tuy nhiên những sự kiện trước đó thì không nên vì đó là giai đoạn sáng tạo thế giới của Thiên Chúa.[103]

Năm 1996, trong một thông báo chính thức gửi đến Học viện Hồng y về Khoa học, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thừa nhận về vai trò và sự xác tín của Thuyết tiến hóa, rằng con người sinh ra có thể là do một quá trình tiến hóa dần dần chứ không phải là do sự sáng tạo tức thời của Thượng đế:

Những kiến thức mới nhất đã dẫn đến sự thừa nhận về thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết.
— Gioan Phaolô II, [104]

Tháng 7 năm 1999, Gioan Phaolô II đã ra tuyên bố phủ nhận sự hiện diện của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một hỏa ngục nơi con người bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng:

Thiên đường không phải là một nơi trừu tượng hay vật chất trên các tầng mây, nhưng mà là mối quan hệ sống động, cá nhân với Chúa Ba Ngôi. Đó là cuộc gặp gỡ của chúng ta với Người Cha diễn ra trong sự thăng thiên của Chúa Kitô thông qua sự thông hiệp của Chúa Thánh Linh.
— Gioan Phaolô II, [105]
Hỏa ngục không phải là một hình phạt được áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là một điều kiện nảy sinh từ thái độ và hành động của con người trong cuộc sống. Vì vậy sự nguyền rủa vĩnh viễn không phải là việc làm của Thượng đế mà thật ra là kết quả của hành động của chính chúng ta. Hơn là một địa điểm vật lý, hỏa ngục là trạng thái của một người đã hoàn toàn và tự nguyện xa rời khỏi Chúa, là sự đau khổ, thất vọng của một cuộc sống không có Chúa.
— Gioan Phaolô II, [106]

Xin lỗi

Một lời biện hộ còn tệ hơn cả một lời dối trá, vì lời biện hộ là một lời dối trá được bảo vệ.
— Giáo hoàng Gioan Phaolô II, [107]

Gioan Phaolô II đã xin lỗi những người Do Thái, Galileo, phụ nữ, những nạn nhân của Tòa án dị giáo, những người Hồi giáo bị những Thập Tự Quân tàn sát, và tất cả những người đã chịu đau khổ dưới bàn tay của Giáo hội Công giáo trong những năm tháng qua[10][108]. Ngay khi chưa làm Giáo hoàng, ông đã biên soạn và ủng hộ các sáng kiến như Lá thư Hòa giải của Giám mục Ba Lan gửi Giám mục Đức vào năm 1965. Đến khi trở thành Giáo hoàng, ông đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, bao gồm:

  • Vụ xử án nhà bác học và triết gia Galileo Galilei, một người mộ đạo, vào khoảng năm 1633 (vào ngày 31 tháng 10 năm 1992).[109]
  • Những dính líu của Công giáo trong những cuộc buôn bán nô lệ châu Phi (vào ngày 9 tháng 8 năm 1993).
  • Vai trò của Giới tăng lữ Giáo hội trong những vụ hỏa thiêu và chiến tranh tôn giáo sau cuộc Cải cách Kháng cách (vào tháng 5 năm 1995, tại Cộng hòa Séc).
  • Các đối xử bất công đối với phụ nữ, vi phạm quyền phụ nữ và sự phỉ báng trước đây đối với phụ nữ (vào ngày 10 tháng 7 năm 1995, trong thư gửi "mọi phụ nữ").
  • Sự im lặng và làm ngơ của nhiều người Công giáo trong cuộc Diệt chủng người Do Thái (ngày 16 tháng 3 năm 1998)

Đặc biệt, ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cùng toàn thể chức sắc của Giáo hội Công giáo Rôma, tại quảng trường nhà thờ thánh Phêrô, đã công khai xưng thú bảy loại tội của Giáo hội trong suốt 2000 năm qua trước toàn thể đám đông tụ hội ở quảng trường[11][12][13][14], bao gồm:

  1. Tội chung.
  2. Tội gây ra nhân danh "chân lý".
  3. Tội về việc gây ra chia rẽ giữa các tín đồ đạo Thiên Chúa.
  4. Tội trong việc bách hại người Do Thái.
  5. Tội trong những hành động với ý muốn thống trị kẻ khác, với thái độ thù nghịch đối với các tôn giáo khác, không tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của các dân tộc nhỏ, kém phát triển.
  6. Tội về việc kì thị phụ nữ.
  7. Tội về việc vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên đã có một ý kiến không hài lòng về lời xưng thú này, cho rằng nó không chân thành. R. J. Weissman đã viết trong tờ Chicago Tribune ngày 16 tháng 3 năm 2000 như sau:

Sau khi đọc bản tin trong tờ báo số ngày Thứ hai về bài diễn văn của Giáo hoàng, tôi cảm thấy tâm trạng tốt hơn một chút, nhưng không tốt hơn nhiều mấy. Việc các trại tập trung Holocaust không được nhắc tới thật ra không khiến tôi buồn phiền lắm. Điều khiến tôi buồn phiền là Giáo hoàng không xin sự tha thứ từ những người đã phải hứng chịu các cuộc bạo hành. Con người là phần quan trọng nhất của sự sống trên Trái Đất. Mỗi người phải giao tiếp với nhau ít nhất ở mức độ ngang bằng với việc hiệp thông với Thượng đế. Tại sao Giáo hoàng không nhận ra điều này ? Tôi, ví dụ, không chấp nhận lời xin lỗi của ông ta gửi tới Thương đế. Có lẽ đó là một bước đi đúng hướng. Nhưng tôi cho rằng đó là sự trốn tránh trách nhiệm... Ở lì trong Vatican và chỉ nói chuyện với Thượng đế, tránh né con người, và ông sẽ gặt hái được rất ít thành quả, không cần biết các chính trị gia nói gì.
— R. J. Weissman, R. J. Weissman. 16 tháng 3 năm 2000/news/0003160117_1_pontiff-avoidance-atrocities Not Accepted. Chicago Tribune. 16 tháng 3 năm 2000

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giáo_hoàng_Gioan_Phaolô_II //nla.gov.au/anbd.aut-an35879484 http://www.aijac.org.au/ http://www.aijac.org.au/?id=articles&_action=showA... http://www.cbc.ca/news/obit/pope/communism_homelan... http://europeanhistory.about.com/od/religionandtho... http://ngonnennho.blogspot.com/2005/04/c-thnh-cha-... http://ngonnennho.blogspot.com/2005/04/i-nt-tm-tt-... http://ngonnennho.blogspot.com/2005/04/mt-vi-con-s... http://www.brainyquote.com/quotes/authors/p/pope_j... http://articles.chicagotribune.com/ng%C3%A0y